dichthuathalong

dichthuathalong

Ngôn ngữ dịch thuật các loại tài liệu

  28/12/2015

  Sự phong phú của ngôn ngữ là di sản chung của toàn nhân loại và chúng ta phải sử dụng đa dạng ngôn ngữ để đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bởi nó đảm bảo sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau. Ngôn ngữ cũng giúp tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thức toàn diện, bảo tồn các di sản văn hóa và tạo điều kiện tiếp cận với một nền giáo dục có chất lượng tốt cho mọi người. Mỗi tiếng nói đều là nguồn ngữ nghĩa độc đáo để hiểu, viết và mô tả thực tế thế giới. Tiếng mẹ đẻ cùng với sự đa dạng của ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng để xác định bản sắc của các cá nhân như là nguồn sáng tạo và phương tiện để biểu hiện văn hóa, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của xã hội.

Tại công ty dịch thuật toàn cầu CPU cung cấp giải pháp dịch thuật đa ngôn ngữ, đa chiều (xuôi, ngược) : văn bản của bạn được truyền tải một cách tốt nhất sang bất cứ ngôn ngữ nào mà bạn mong muốn. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm và tự tin với đội ngũ nhân viên và đông đảo chuyên gia dịch thuật các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Đức, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, Campuchia , ... sẽ góp phần vào việc nâng cao hình ảnh cũng như sự phát triển bền vững trong tương lai của quý khách.


Để giúp quý khách hiểu biết hơn về một số ngôn ngữ phổ biến, chúng tôi xin giới thiệu sau đây:

Tiếng Anh

Dich Tieng Anh

Tiếng Anh (Chữ Nôm: 㗂英, tiếng Anh: English) là một thứ tiếng thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong hệ Ấn-Âu), đã du nhập vào Anh qua các thứ tiếng của nhiều dân xâm chiếm vào thế kỷ thứ 6. Tiếng Anh truyền khắp nơi dưới chủ nghĩa thực dân trong thời kỳ thịnh vượng của Đế quốc Anh, từ đảo Anh qua nước Úc, Canada, Hồng Kông, New Zealand, Hoa Kỳ và một số nơi khác.
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông thứ ba trên thế giới và là ngôn ngữ bản địa của khoảng 402 triệu người vào năm 2002. Tiếng Anh trở thành "ngôn ngữ phụ" quan trọng nhất và ngày càng được nhiều người học sử dụng. Từ đây, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng tiếng Anh đã mất dần vai trò là biểu tượng văn hóa độc quyền của những người nói tiếng Anh, thay vào đó, nó tập hợp những nét văn hóa khác nhau trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu khác thì đưa ra nhận xét rằng theo thời gian tiếng Anh sẽ không đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu về giao tiếp của tất cả mọi người.
Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa. Ở nhiều nước, người ta bắt buộc phải học tiếng Anh để đi làm.

Tiếng Pháp

Dich Tieng Phap
 

Tiếng Pháp, trước đây còn được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa (le français hay la langue française) là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất của nhóm Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu) mặc dù số người dùng tiếng Pháp không thể nào so sánh với số người dùng các ngôn ngữ khác trong cùng nhóm, như tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha. là một ngôn ngữ toàn cầu được 80 triệu người sử dụng làm ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và 190 triệu người sử dụng làm ngôn ngữ thứ hai, và 200 triệu người sử dụng như ngoại ngữ, với số lượng người sử dụng đáng kể ở 57 quốc gia.[1] Phần lớn số người tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ ở Pháp, số còn lại sống ở Canada (đặc biệt là Quebec, và một số ít hơn ở Ontario và New Brunswick), Bỉ, Thụy Sĩ, châu Phi nói tiếng Pháp (Cameroon, Gabon, Côte d'Ivoire), Luxembourg, Monaco. Phần lớn những người sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai sinh sống ở châu Phi Pháp ngữ.[12] Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia Pháp ngữ có dân số đông nhất.
Có 26% dân số ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (tổng số dân là 497.198.740 người) sử dụng tiếng Pháp, trong đó có 65 triệu người nói như tiếng mẹ đẻ và 69 triệu người nói như ngôn ngữ thứ nhì hoặc ngoại ngữ. Số lượng người nói tiếng Pháp ở Liên minh châu Âu xếp thứ 3 sau tiếng Đức (thứ nhất) và tiếng Anh (thứ nhì). Tiếng Pháp cũng là một tiếng chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên Minh Âu Châu, Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế (Jeux olympiques), Cộng đồng Pháp ngữ (la Francophonie), Tổ chức Bưu Chính Quốc Tế và của 31 quốc gia – trong đó Pháp là nước có nhiều người dùng nhất.

Tiếng Nga

Dich Tieng Nga
 

Tiếng Nga (русский язык; phát âm theo kí hiệu IPA là /ruskʲə: jɪ'zɨk/) là ngôn ngữ được nói nhiều nhất của những ngôn ngữ Slav.
Tiếng Nga thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, nghĩa là nó liên quan với tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, với những ngôn ngữ trong nhóm Giécman, nhóm gốc Celt và nhóm Rôman, kể cả tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Gaeilge (tiếng Ái Nhĩ Lan). Mẫu chữ viết của tiếng Nga có từ thế kỷ 10 đến nay.
Dù cho nó vẫn còn giữ nhiều cấu trúc biến tố tổng hợp cổ và gốc từ một tiếng Slav chung, tiếng Nga hiện đại cũng có nhiều phần của từ vựng quốc tế về chính trị, khoa học, và kỹ thuật. Tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ chính của Liên Hiệp Quốc và là một ngôn ngữ quan trọng trong thế kỷ 20.

Tiếng Trung

Dich Tieng Trung
 

Tiếng Trung Quốc (汉语/漢語, 华语/華語, hay 中文; Hán-Việt: Hán ngữ, Hoa ngữ, hay Trung văn; bính âm: Hànyǔ, Huáyǔ, hay Zhōngwén) là một họ ngôn ngữ gồm các ngôn ngữ có ngữ điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Mặc dù thường được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau có thể sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Rôman. Tuy vậy, tất cả mọi người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất có từ đầu thế kỷ 20 là bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan Thoại) dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc.
Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về phương diện này. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan, cũng như là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quảng Đông chuẩn thì là một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng với tiếng Anh) và của Ma Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha).
Thuật ngữ và khái niệm và người Trung Quốc sử dụng để phân biệt văn nói và văn viết không giống với phương Tây do những sự khác biệt về phát triển chính trị và xã hội ở Trung Quốc so với châu Âu. Mặc dù châu Âu phân chia thành nhiều nhà nước-quốc gia dựa trên khác biệt về ngôn ngữ sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, Trung Quốc vẫn giữ được thống nhất về văn hoá và chính trị vào cùng thời kỳ đó và duy trì được thứ ngôn ngữ viết chung trong suốt thời kỳ lịch sử của nó dù trên thực tế sự đa dạng trong ngôn ngữ nói của Trung Quốc có thể sánh như châu Âu. Do đó, người Trung Quốc phân biệt rõ giữa "văn viết" (wén; 文) và "văn nói" (yǔ; 語). Như vậy, quan niệm về sự thống nhất và khác biệt giữa văn viết và các dạng văn nói ở phương Tây rõ rệt hơn là ở Trung Quốc.

Tiếng Nhật

Dich Tieng Nhat
 

Tiếng Nhật Bản, hay tiếng Nhật, (tiếng Nhật: 日本語, Nihongo (Nhật Bản ngữ) là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Nó là một ngôn ngữ chắp dính (khác biệt với tiếng Việt vốn thuộc vào loại ngôn ngữ đơn lập phân tích cao) và nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong cuộc hội thoại. Kho ngữ âm của tiếng Nhật khá nhỏ, với một hệ thống ngữ điệu rõ rệt theo từ. Tiếng Nhật cổ nhất được biết đến chủ yếu dựa vào trạng thái của nó vào thế kỷ thứ 8, khi ba tác phẩm chủ yếu của tiếng Nhật cổ được dịch (hai bộ sử Kojiki Cổ Sự Ký, Nihon Shoki Nhật Bản Thư Kỷ và thi tập Manyoshu (Vạn Diệp Tập); nhưng một số lượng tài liệu ít hơn, chủ yếu là chữ khắc, còn cổ hơn. Những chứng thực về tiếng Nhật cổ nhất có thể tìm thấy trong một số tư liệu thành văn của Trung Quốc từ năm 252.
Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ v.v. Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến.
Từ vựng Nhật chịu ảnh hưởng lớn bởi những từ mượn từ các ngôn ngữ khác. Một số lượng khổng lồ các từ vựng mượn từ tiếng Hán, hoặc được tạo ra theo kiểu của tiếng Hán, qua giai đoạn ít nhất 1.500 năm. Từ cuối thế kỷ 19, tiếng Nhật đã mượn một lượng từ vựng đáng kể từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là tiếng Anh. Do mối quan hệ thương mại đặc biệt giữa Nhật Bản và Hà Lan vào thế kỷ thứ 17, tiếng Hà Lan cũng có ảnh hưởng, với những từ như bīru (từ bier; "bia") và kōhī (từ koffie; "cà phê").

Tiếng Hàn

Dich Tieng Han
 

Tiếng Triều Tiên (Tiếng Triều Tiên: 조선어 (Triều Tiên ngữ)/ Joseon eo ?) hay tiếng Hàn Quốc (Tiếng Triều Tiên: 한국어 (Hàn Quốc ngữ)/ Hanguk eo ?) là ngôn ngữ phổ dụng nhất tại Triều Tiên, và là ngôn ngữ chính thức của cả 2 miền Bắc và Nam Triều Tiên. Tiếng Triều Tiên cũng được sử dụng rộng rãi ở Diên Biên và các vùng bao quanh, thuộc Trung Quốc, nơi có người Triều Tiên sinh sống. Trên toàn thế giới, có khoảng 78 triệu người nói tiếng Triều Tiên, bao gồm các nhóm lớn tại Liên Bang Xô Viết cũ, Úc, Mỹ, Canada, Brasil, Nhật Bản và, gần đây, Philippines. Ngôn ngữ này liên hệ mật thiết với người Triều Tiên.
Việc phân loại phả hệ cho tiếng Triều Tiên vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng nó thuộc hệ ngôn ngữ Altai, mặc dù một số thì cho rằng nó là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ chắp dính về mặt hình thái và có dạng "chủ-thụ-động" về mặt cú pháp.
Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với hai miền Triều Tiên ở hai thời điểm khác nhau. Tuy chỉ mới gần đây nhưng so với Bắc Triều Tiên, quan hệ ngoại giao Việt Nam–Hàn Quốc rộng và phong phú hơn về kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam, ngôn ngữ này được gọi là "tiếng Hàn Quốc" hay "tiếng Hàn" nhiều hơn là "tiếng Triều Tiên".

Tiếng Ý

Dich Tieng Y
 

Tiếng Ý (italiano) là một ngôn ngữ thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu và được dùng bởi khoảng 70 triệu người, đa số sinh sống tại Ý. Giọng Ý được xem như chuẩn hiện nay là giọng của vùng Toscana (tiếng Anh: Tuscany, tiếng Pháp: Toscane), nhất là giọng của những người sống tại thành phố Firenze (còn được gọi là Florence). Trên bán đảo Ý và các đảo phụ cận, nó được xem như đứng trung gian giữa các tiếng miển nam (thuộc nhánh phía Nam của nhóm Rôman) và các tiếng miền bắc (thuộc nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman, một phân nhóm của nhóm Rôman). Trong nhóm Rôman, nó là tiếng gần tiếng Latinh nhất và, giống như các ngôn ngữ khác trong nhóm, dùng rất nhiều trọng âm (stress) trong lối phát âm.

Tiếng Tây Ban Nha

Dich Tieng Tay Ban Nha
 

Tiếng Tây Ban Nha (español), hoặc là tiếng Castil (castellano) hay tiếng Y Pha Nho theo kiểu cũ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Iberia-Rôman của nhóm ngôn ngữ Rôman, và là tiếng phổ biến thứ 4 trên thế giới theo một số nguồn, trong khi có nguồn khác liệt kê nó là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 hay thứ 3. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người, và được dùng bởi 417 triệu người khi tính thêm các người dùng nó như tiếng phụ (theo ước lượng năm 1999). Có người khẳng định rằng có thể nghĩ đến tiếng Tây Ban Nha là tiếng quan trọng thứ 2 trên thế giới, sau tiếng Anh, có thể quan trọng hơn cả tiếng Pháp, do càng ngày nó càng được sử dụng nhiều hơn ở Hoa Kỳ, do tỷ suất sinh cao ở những nước dùng tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ chính thức, do sự mở mang của các kinh tế trong giới nói tiếng Tây Ban Nha, do sự ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha trong thị trường âm nhạc toàn cầu, do tầm quan trọng của văn học Tây Ban Nha và do nó được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng phần lớn ở Tây Ban Nha, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Guinea Xích Đạo.

Tiếng Bồ Đào Nha

Dich Tieng Bo Dao Nha
 

Tiếng Bồ Đào Nha là một ngôn ngữ Rôman được sử dụng chủ yếu ở Angola, Brasil, Cabo Verde, Đông Timor, Guiné-Bissau, Guinea Xích Đạo, Mozambique, Bồ Đào Nha, São Tomé và Príncipe, đặc khu hành chính Macao của Trung Quốc và một số thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ. Với hơn 200 triệu người bản ngữ, tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ 5 hay 6 trên thế giới. Tiếng Bồ Đào Nha còn là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất tại Nam Mỹ (với Brasil hơn 184 triệu dân) và là một ngôn ngữ quan trọng của châu Phi.

Tiếng Séc

Dich Tieng Sec
 

Tiếng Séc (čeština) là một trong những ngôn ngữ thuộc nhánh phía Tây của các ngôn ngữ Slav - cùng với tiếng Slovak, Ba Lan, Pomeran (đã bị mai một) và Serb Lugic. Tiếng Séc được nói bởi hầu hết người Séc sống tại Cộng hòa Séc và trên toàn thế giới (tất cả trên khoảng 12 triệu người). Tiếng Séc rất gần gũi với tiếng Slovak và, với một mức độ thấp hơn, với tiếng Ba Lan. Phần lớn những người Séc và Slovak có thể hiểu được nhau không mấy khó khăn bởi hai nước đã sống cùng nhau như Tiệp Khắc từ năm 1918 cho đến Cách mạng Nhung.

Tiếng Hungary

Dich Tieng Hungary
 

Tiếng Hungary (magyar nyelv nghe ) là một ngôn ngữ trong nhánh Ugric, nhóm Finno-Ugric của Hệ Ural, được sử dụng rộng rãi tại Đông Âu
Ngữ hệ Ural là một ngữ hệ gồm hai nhánh chính Samoyedic và Finno-Ugric, với khoảng 25 triệu người sử dụng, phân bố vùng Phần Lan, Baltic và Hungary. Trong đó, nhánh Finno-Ugric (Phần Lan - Ugo) là thông dụng hơn cả với tiếng Phần Lan và tiếng Hungary, tiếng Estonia,... có khoảng hơn 24 triệu người sử dụng, nhánh này gồm hai nhánh phụ là Ugrian gồm tiếng Hungary và nhánh Permian-Finnic gồm các tiếng còn lại. Nhánh Samoyedic chỉ có khoảng 300 000 người sử dụng phân bố ở các dãy núi phía bắc lục địa Á-Âu, gồm hai nhánh phụ: nhánh Bắc Samoyedic và nhánh Nam Samoyedic.

Tiếng Bungary

Dich Tieng Bungary
 

Tiếng Bungary (български език, IPA: [ˈbɤ̞lgɐrski ɛˈzik]) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, một thành viên của nhánh Xlavơ. Cùng với tiếng Macedonia có quan hệ gần gũi, nó tạo thành nhóm phía đông của nhánh Xlavơ Nam của các ngô ngữ Xlavơ. Tiếng Bulgaria sử dụng bảng chữ cái Cyrill như các tiếng Nga, tiếng Serbia và tiếng Macedonia.
Lịch sử tiếng Bulgaria được chia làm 3 giai đoạn: cổ đại, trung đại và hiện đại. Giai đoạn cổ đại của ngôn ngữ này kéo dài từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11; giai đoạn trung đại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14; giai đoạn hiện đại từ thế kỷ 15 nhưng ngôn ngữ học thuật hiện nay khá khác biệt với tiếng Bulgaria Cổ chỉ được tạo ra trong thế kỷ 19. Các phương ngữ chính của tiếng Bulgaria là phương ngữ phía đông và phương ngữ phía tây, mỗi nhóm này lại được chia ra thành nhóm nhỏ bắc và nam. Ngôn ngữ văn học hiện đại chủ yếu dựa trên các phương ngữ phía bắc.
Tiếng Bulgaria thể hiện nhiều cải cách ngôn ngữ khiến nó tách ra khỏi nhóm các ngôn ngữ Xlavơ khác, như việc loại bỏ cách, sự phát triển của các mạo từ, không có một lối động từ vô định. Đến năm 2007, có khoảng 10 triệu người sử dụng tiếng Bulgaria thông thạo.

Tiếng Ba Lan

Dich Tieng Ba Lan
 

Tiếng Ba Lan (język polski, polszczyzna) là ngôn ngữ chính thức của Ba Lan. Đây là nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ gốc Slav và là ngôn ngữ được nói nhiều nhất trong nhánh.
Ngày nay, tiếng Ba Lan là ngôn ngữ chính thức của Ba Lan; ngôn ngữ này được 38 triệu người dân Ba Lan sử dụng (điều tra dân số năm 2002). Ngoài ra cũng có những người nói tiếng này như tiếng mẹ đẻ ở tây Belarus và Ukraina (xem: Kresy), cũng như ở Đông Litva (ở khu vực Vilnius), đông nam Latvia (xung quanh Daugavpils), bắc Romania (xem: người thiểu số Ba Lan ở Romania), và đông bắc của Cộng hòa Séc (xem: Zaolzie). Do người Ba Lan di cư ra nước khác trong nhiều giai đoạn nên có nhiều triệu người nói tiếng Ba Lan ở nhiều nước như Đức, Pháp, Ireland, Úc, New Zealand, Israel, Brasil, Canada, Anh Quốc, Hoa Kỳ,... Ước tính có khoảng 10 triệu người Ba Lan sinh sống ở bên ngoài Ba Lan nhưng không rõ bao nhiêu trong số họ có thể thực sự nói tiếng Ba Lan, con số ước tính cho rằng khoảng 3,5 đến 10 triệu nguời. Do đó con số người nói tiếng Ba Lan trên toàn cầu khoảng từ 40-43 triệu. Theo Ethnologue, có khoảng 43 triệu người nói tiếng Ba Lan như một tiếng thứ nhất ở khắp thế giới[4].
Tiếng Ba Lan có số lượng người nói đông thứ hai trong số nhóm ngôn ngữ gốc Slav, sau tiếng Nga. Nó cũng là đại diện chính của tiểu nhóm Lechitic trong nhánh miền Tây của các ngôn ngữ gốc Slav. Tiếng Ba Lan có nguồn gốc từ các khu vực mà ngày nay là Ba Lan từ các phương ngữ Slav khác, đáng chú ý là các phương ngữ nói ở Đại Ba Lan và Tiểu Ba Lan. Ngôn ngữ này có nhiều từ vựng chung với các quốc gia Slav láng giềng, trong đó đáng kể nhất là Slovak, Séc, tiếng Ukraina và tiếng Belarusia.

Tiếng Ukraina

Dich Tieng Ukraina
 

Tiếng Ukraina (украї́нська мо́ва ukrayins'ka mova; [ukrɑ'jinʲsʲkɑ ˈmɔʋɑ]) là một ngôn ngữ thuộc nhánh phía Đông của các ngôn ngữ gốc Slav. Đây là ngôn ngữ chính thức của Ukraina. Ngôn ngữ này sử dụng ký tự Cyrill để viết và có nhiều từ vựng chung với các quốc gia nói các tiếng gốc Slav láng giềng, đáng chú ý là tiếng Ba Lan, tiếng Slovak, tiếng Serbia và tiếng Nga.
Tiếng Ukrana có nguồn gốc từ tiếng Slav cổ của quốc gia thời đầu Trung cổ Kievan Rus'. Thời kỳ đầu nó được gọi là tiếng Ruthenia. "Tiếng Ukraina là một có nguồn gốc xuất thân trực hệ của ngôn ngữ thông tục được sử dụng ở Kievan Rus" (thế kỷ 10–13)
Ngôn ngữ này đã bền bỉ tồn tại dù trải qua nhiều lần bị các chế độ do những người không phải thuộc dân tộc Ukraina cầm quyền cấm đoán và ngăn cản sử dụng trong nhiều thế kỷ. Dù vậy, tiếng Ukraina vẫn duy trì được sức sống của nó trong văn hóa dân gian, ca nhạc và văn học của các tác gia nổi bật người Ukraina.

Tiếng Đan Mạch

Dich Tieng Dan Mach
 

Tiếng Đan Mạch (Dansk, IPA: [d̥æˀnsɡ̊]) là một ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ German Bắc (cũng gọi là các ngôn ngữ Scandinavia), một phân nhóm của nhóm ngôn ngữ German trong hệ Ấn-Âu. Có khoảng 6 triệu người nói ngôn ngữ này, chủ yếu ở Đan Mạch; ngôn ngữ này cũng được 50.000 người Đan Mạch sử dụng ở các khu vực phía bắc của Schleswig-Holstein ở Đức, nơi nó là ngôn ngữ thiếu số. Tiếng Đan Mạch là ngôn ngữ chính thức và là một môn học bắt buộc ở các lãnh thổ Greenland và Quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch, các lãnh thổ này hiện có quyền tự trị hạn chế. Ở Iceland và Quần đảo Faroe, tiếng Đan Mạch cùng với tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc được dạy ở trường học. Ở Bắc và Nam Mỹ, có các cộng động sử dụng tiếng Đan Mạch ở Argentina, Hoa Kỳ và Canada.

Tiếng Thụy Điển

Dich Tieng Thuy Dien
 

Tiếng Thụy Điển (Svenska) là một ngôn ngữ được dùng chủ yếu ở Thụy Điển và Phần Lan. Tiếng Thụy Điển là nhánh phía Bắc của nhóm ngôn ngữ German trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.
Tiếng Thụy Điển có liên hệ mật thiết với tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy, thường ai hiểu một trong hai tiếng đó đều có thể hiểu tiếng Thụy Điển. Ba thứ tiếng kể trên tách ra từ tiếng Na Uy cổ vào khoảng 10 thế kỷ trước đây. Tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy Bokmål thuộc vào nhóm ngôn ngữ Đông Scandinavia và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng German Hạ. Người Thụy Điển thường hiểu tiếng Na Uy hơn tiếng Đan Mạch. Mặc dù người Thụy Điển ít hiểu tiếng Đan Mạch, không nhất thiết là người Đan Mạch không hiểu tiếng Thụy Điển.

Tiếng Na Uy

Dich Tieng Na Uy
 

Tiếng Na Uy (Norsk) là một ngôn ngữ thuộc nhánh phía Bắc của nhóm ngôn ngữ German trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ của người dân Na Uy, là ngôn ngữ của khoảng 4,7 triệu người ở Na Uy và ở các khu vực có người Na Uy sinh sống như tại Hoa Kỳ.
Giống như các ngôn ngữ của vùng Scandinavia khác, tiếng Na Uy phát triển từ một ngôn ngữ Scandinavia cổ chung. Do có nhiều thay đổi lớn về phương ngữ trong thời Viking (khoảng năm 800-1050), tiếng Bắc Âu cổ, một ngôn ngữ mà dựa vào đó tiếng Na Uy hiện đại phát triển ra đã ra đời và được người di cư Na Uy mang vào Iceland và nhiều khu vực Bắc Đại Tây Dương khác. Chữ cái Latin đã được du nhập để thay cho chữ viết cổ và chữ viết Na Uy riêng biệt đã phát triển trong thế kỷ 11. Trong các thế kỷ sau, tiếng Na Uy chịu ảnh hưởng của tiếng Đan Mạch, tiếng Hạ Đức và tiếng Thụy Điển. Ảnh hưởng của tiếng Đan Mạch lên tiếng Na Uy lớn nhất là vào khoảng thời gian từ 1380-1914, khi Na Uy được thống nhất với Đan Mạch dưới triều vua Đan Mạch.
Tiếng Đan Mạch, ngôn ngữ chính thức của Na Uy từ năm 1397, cũng đã trở thành ngôn ngữ viết của Na Uy thế kỷ 16. Tiếng Đan Mạch được giới có học thức sử dụng, đặc biệt ở các thành phố còn phương ngữ Na Uy tiếp tục được sử dụng ở nông thôn trong giới lao động và trung lưu. Trong thế kỷ 19, ngôn ngữ nói Đan Mạch đã phát triển thành một thứ tiếng gọi là tiếng Đan Mạch-Na Uy chịu ảnh hưởng nặng cấu trúc và từ vựng của tiếng Đan Mạch nhưng lại theo cách phát âm và ảnh hưởng ngữ pháp của tiếng Na Uy. Sau này, ngôn ngữ này gọi là Riksmål và đã trở thành ngôn ngữ của Na Uy. Do dân chúng mong muốn một ngôn ngữ riêng, vào giữa thế kỷ 19, nhà ngôn ngữ học Ivar Aasen đã tạo một ngôn ngữ viết quốc gia, gọi là Landsmål (ngôn ngữ đất nước), dựa trên các phương ngữ Na Uy và không bị ảnh hưởng của tiếng Đan Mạch. Nỗ lực này của Ivar đã được công chúng ủng hộ và Landsmål đã được phát triển thêm, thành một ngôn ngữ thứ cấp.
Dưới sức ép của phong trào Landsmål, Riksmål đã trải qua một loạt cải cách lớn vào các năm 1907, 1917, 1938, nhấn mạnh vào cách nói và chính tả Na Uy. Tên gọi của hai ngôn ngữ đã chính thức thay đổi: Riksmål thành Bokmål (ngôn ngữ sách vở) còn Landsmål thành Nynorsk (tiếng Na Uy mới). Hai ngôn ngữ này có giá trị pháp lý ngang nhau theo luật và phải được dạy ở trường học. Bokmål vẫn là ngôn ngữ hàng đầu và được dùng mạnh mẽ nhất ở đông Na Uy còn Nynorsk được dùng ở tây Na Uy.

Tiếng Hà Lan

Dich Tieng Ha Lan
 

Tiếng Hà Lan hay tiếng Hòa Lan (Nederlands) là một ngôn ngữ thuộc nhánh phía Tây của Nhóm ngôn ngữ German, được nói bởi khoảng 24 triệu người chủ yếu sống ở Hà Lan, Bỉ, Suriname và rải rác ở Pháp, Đức cùng một số thuộc địa trước đây của Hà Lan. Nó có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ German khác như tiếng Anh, tiếng Frysk và tiếng Đức; và có quan hệ tương đối xa với các ngôn ngữ thuộc nhánh phía Bắc của nhóm German.
Cả Bỉ và Hà Lan đều sử dụng ngôn ngữ văn chương Hà Lan chung hay ngôn ngữ Hà Lan hiện đại chuẩn dù hai khu vực này nói các phương ngữ khác nhau và khác với ngôn ngữ chuẩn Hà Lan. Ở Hà Lan, số lượng người dùng các phương ngữ đang giảm dần. Tiếng Hà Lan hiện đại phát triển dựa trên ảnh hưởng của các phương ngữ Flanders, Brabant, và Holland—các quốc gia trong lịch sử Hà Lan. Tiếng Hà Lan đã phát triển qua 3 thời kỳ: tiếng Hà Lan cổ, tiếng Hà Lan trung đại và tiếng Hà Lan hiện đại.

Tiếng Đức

Dich Tieng Duc
 

Tiếng Đức (Deutsch; [dɔɪ̯tʃ] (trợ giúp•thông tin)) là một ngôn ngữ German thuộc nhánh miền Tây, nhóm các ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Tiếng Đức có quan hệ gần gũi và được phân loại cùng với tiếng Anh và tiếng Hà Lan. Trên thế giới, tiếng Đức được nói bởi xấp xỉ 100 triệu người bản xứ (chủ yếu ở Áo, Đức, Bắc Ý, Nam Đan Mạch, Thụy Sĩ) và khoảng 30 triệu người không phải bản xứ khác). Tiếng Đức chuẩn được dạy rộng rãi ở các trường học và trường đại học ởchâu Âu. Trên khắp thế giới, tiếng Đức chiếm phần lớn nhất các bản dịch từ ngôn ngữ này sang, hoặc từ ngôn ngữ khác (Sách kỷ lục Guinness).

Tiếng A Rập

Dich Tieng A Rap
 

Tiếng Ả Rập (الْعَرَبيّة al-ʿarabiyyah hoặc là عَرَبيْ ʿarabī) là ngôn ngữ lớn nhất trong Nhóm gốc Semit của Hệ ngôn ngữ Á-Phi. Ngôn ngữ này gắn liền với Hồi giáo, và còn được sử dụng trongKinh Qur'an (bộ kinh cuối cùng, và quan trọng nhất của tôn giáo ấy).
Rất gần với những ngôn ngữ khác trong khu vực như tiếng Hebrew va tiếng Aramaic, tiếng Ả Rập cũng xuất ra từ Bán đảo Ả Rập.
Thường lệ của tiếng Ả Rập phổ thông tân thời đã được phát triển từ tiếng Ả Rập Cổ điển, và văn phạm đã được chấp nhận thuộc trong kinh Qur'an. Qua sự liên hệ văn hoá, thương mại, sự quan hệ thuộc đế quốc trọng lịch sử, và sự truyền tôn giáo của đạo Hồi, tiếng Ả Rập đã ảnh hưởng những ngôn ngữ khác trong vùng Trung Đông, Bắc Phi và một số vùng thuộc Nam Á vàPhi Châu.
Bởi như thế, tiếng Ả Rập đã được nhận là một trong những ngôn ngữ văn học và những ngôn ngữ cổ điển ít nhất từ thế kỷ thứ 7.
Trong thời đại trung cổ, rất nhiều từ ngữ từ tiếng Ả Rập đã ảnh hưởng từ ngữ Âu Châu, dùng cho khoa học (nhất là trong hoá học và thiên văn học), toán học, mà còn trong quân sự (thí dụ như tên của một số cấp bậc quân hàm, hoặc binh khí) và triết học.

Tiếng Thái

Dich Tieng Thai
 

Tiếng Thái (ภาษาไทย, chuyển tự: phasa thai, đọc là Pha-xả Thai) là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan. Tiếng Thái là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Thái của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Các ngôn ngữ trong hệ Tai-Kadai được cho là có nguồn gốc từ vùng miền Nam Trung Quốc ngày nay và nhiều nhà ngôn ngữ học đã đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ với các hệ ngôn ngữ Nam Á, Nam Đảo, hoặc Hán-Tạng. Đây là một ngôn ngữ có thanh điệu (tonal) và phân tích (analytic). Sự phối hợp thanh điệu, quy tắc chính tả phức tạp, tạo liên hệ (có thể là liên tưởng?) và sự phân biệt trong hệ thống thanh điệu khiến tiếng Thái trở nên khó học với những người chưa từng sử dụng ngôn ngữ có liên quan.
Quốc ngữ của Thái Lan - thứ tiếng được dạy trong tất cả các trường học - là tiếng Thái phương ngữ của đồng bằng miền Trung. Nó còn được gọi là tiếng Thái Xiêm, hay tiếng Thái Bangkok như cách gọi của những người dân quê. Mặc dù gần như tất cả người dân trong nước đều ít nhiều biết phương ngữ này nhưng nhiều người Thái Lan, ngay cả những người thuộc dân tộc Thái, vẫn nói bằng nhiều phương ngữ khác nhau. Nhìn chung thì tiếng Thái tiêu chuẩn và các phương ngữ Thái là tiếng mẹ đẻ của khoảng 84% dân số. Tiếng Trung Quốc (tiếng Tiều) là ngôn ngữ của khoảng 10% dân số.
Ngoài ra còn có tiếng Môn Khơme, tiếng Yawi, tiếng Mẹo, Dao, Karen, Akha, Lahu, Lisu ....
Về chữ viết thì ngoài người Thái với chữ Thái và người Dao sử dụng chữ viết Trung Hoa, không một bộ tộc nào có chữ viết riêng của mình, mặc dù các nhà truyền giáo đã nghĩ ra cách dùng kí tự latinh để làm chữ viết cho nhiều ngôn ngữ bộ tộc này.

Tiếng Lào

Dich Tieng Lao
 

Tiếng Lào (tên gốc: ພາສາລາວ; phát âm: phasa lao [pʰaːsaː laːw]) là một ngôn ngữ chính thức của Lào. Đây là một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, chịu những ảnh hưởng của tiếng Phạn. Tiếng Lào cũng là ngôn ngữ truyền thống của hoàng gia Lào, truyền đạt tư tưởng Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Tiếng Lào có ảnh hưởng ít nhiều đến những sinh ngữ khác trong vùng đối với các lân bang như tiếng Thái, tiếng Khmer, tiếng Việt. Lào ngữ được coi là một ngôn ngữ hỗn hợp ở bán đảo Đông Nam Á.
Tiếng Lào có những thanh điệu và phát âm giống tiếng Thái, phần tương đồng lên đến hơn 80%. Vì vậy đối thoại giữa người Lào và người Thái Lan có thể hiểu nhau được. Ở Đông Bắc Thái Lan dân địa phương có thể nói chuyện người Lào dễ dàng.

Tiếng Campuchia

Dich Tieng Campuchia
 

Vương quốc Campuchia (chữ Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា), cũng còn được gọi là Căm Bốt (theo tiếng Pháp: Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán-Việt của từ "Khmer"), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á.

Tiếng Myanmar

Dich Tieng Myanmar
 

Tiếng Miến Điện hay tiếng Myanma (chữ Myanma: မြန်မာဘာသာ; IPA: [mjã̀mmà bàθà]; chuyển tự Latinh: myanma bhasa) là ngôn ngữ chính thức ở Myanma. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Miến. Tiếng Myanma được dùng như là tiếng mẹ đẻ của 32 triệu người trên thế giới và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở Myanma. Tiếng Myanma có thể được phân thành hai loại: loại "chính thống" thường thấy trong văn bản, báo chí và truyền thanh. Loại thứ hai là văn ngôn thường thấy trong hội thoại hàng ngày. Chữ viết trong tiếng Myanma có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Môn.
Tiếng Myanma là một nhánh của nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Từ vựng của ngôn ngữ này về cơ bản có gốc ngôn ngữ Tạng-Miến, song cũng có rất nhiều từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pali, tiếng Môn, tiếng Anh và, ở mức độ ít hơn, từ các tiếng Hán, tiếng Phạn và tiếng Hindi. Tiếng Myanma là ngôn ngữ có thanh điệu cùng là phân lập. Các thanh âm trong tiếng Myanma gồm: huyền, sắc, nặng và hỏi. Ngữ pháp cơ bản của tiếng Myanma theo trật tự: chủ ngữ - tân ngữ - động từ (tuy nhiên nếu là đồng từ “là” thì lại đứng giữa chủ ngữ và tân ngữ).
Việc chuyển tự chữ Myanma sang ký tự Latinh chưa được chính thức hóa nên không được thống nhất.

Tiếng Indonesia

Dich Tieng Indonesia
 

Có hơn 700 thứ tiếng đang được nói ở Indonesia. Hầu hết chúng thuộc họ tiếng Austronesia, một ít tiếng Papua cũng được nói ở đây. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Indonesia (trong tiếng Indonesia là Bahasa Indonesia), một phiên bản bị biến đổi của tiếng Malay, được sử dụng trong thương mại, hành chính, giáo dục và truyền thông, nhưng hầu hết người Indonesia nói các thứ tiếng địa phương, như tiếng Java, như là tiếng mẹ đẻ của họ. Cũng như hầu hết các hệ thống viết trong lịch sử loài người, hệ thống viết của tiếng Indonesia không được tạo ra trong các hệ thống phát minh bản địa, mà do những người nói tiếng Sanskrit, tiếng Ả Rập, và tiếng Latin tạo ra. Ví dụ như Tiếng Mã Lai có một lịch sử lâu dài là ngôn ngữ viết và đã được tạo ra trong hệ thống viết của Indic, Arabic, và bảng chữ cái Roman. Tiếng Java được viết trong các hệ thống viết Nagari và Pallava của Ấn Độ, cũng như các hệ thống nguyên thủy của chúng (nổi tiếng là Kawi script và Javanese script), trong một hệ thống Arabic bị biến đổi được gọi là pegon liên kết các âm Javanese, và trong bảng chữ cái Roman. Các kí tự tiếng Trung Quốc không bao giờ được sử dụng để biểu hiện trong các ngôn ngữ tại Indonesia,mặc dù các địa danh ở Indonesia, tên người và tên hàng hóa thương mại xuất hiện trong các báo cáo và lịch sử được viết cho các triều đại Trung Quốc.

Tiếng Malaysia

Dich Tieng Malaysia
 

Tiếng Mã Lai, địa phương gọi là bahasa Melayu, là một trong các ngôn ngữ Nam Á được nói bởi người Mã Lai sống ở bán đảo Mã Lai, miền Nam Thái Lan, Philippines, Singapore, Trung-Đông Sumatra, các đảo Riau, và nhiều phần của bờ biển Borneo. Đây là ngôn ngữ chính thức của Malaysia, Brunei và Singapore. Nó rất giống với tiếng Indonesia, được gọi là Bahasa Indonesia, tiếng chính thức của Indonesia. Tiêu chuẩn chính thức cho tiếng Mã Lai, cũng được Indonesia, Malaysia và Brunei chấp nhận là cách nói được sử dụng ở các đảo Riau, phía Nam Singapore, từ lâu đã được xem là nơi sinh ra tiếng Mã Lai. Trong tiếng Mã Lai, ngôn ngữ này được gọi là Bahasa Melayu hay Bahasa Malaysia, có nghĩa là tiếng Mã Lai. Thuật ngữ sau được giới thiệu bởi Luật Ngôn ngữ quốc gia năm 1967 và thịnh hành đến thập niên 1990 khi các học viện và các quan chức chính phủ đã quay sang áp dụng lại thuật ngữ cũ Bahasa Melayu, đang được sử dụng trong hiến pháp của Liên bang. Indonesia áp dụng một loạt tiếng Mã Lai khi độc lập, gọi đó là Bahasa Indonesia và dù một sắc lệnh về hiểu lẫn nhau tồn tại, tiếng Indonesia khác biệt đáng kể với tiếng Malaysia. Ở Singapore và Brunei người ta gọi nó là Bahasa Melayu. Tuy nhiên, nhiều phương ngữ tiếng Mã Lai không thể hiểu lẫn nhau. Ví dụ, phát âm theo kiểu tiếng Kelantan thì khiến cho nhiều người Mã Lai khó hiểu, trong khi tiếng Java có xu hướng có nhiều từ riêng biệt mà nhiều người Mã Lai thấy xa lạ. Ngôn ngữ được nói bởi Peranakan (Straits Chinese, a hybrid of Chinese settlers from the Ming Dynasty and local Malays) là một thổ ngữ địa phương của phương ngữ Mã Lai và tiếng Phúc Kiến được phần lớn dân Straits Settlements trước đây của Penang và Malacca sử dụng. Việc sử dụng ngôn ngữ thú vị này hầu như đã biến mất trên thế giới nhưng vẫn được sử dụng phổ biến ở Malaysia.

Bình luận

Tin tức mới

Dịch thuật tài liệu đa ngôn ngữ

Dịch thuật tài liệu đa ngôn ngữ

Công ty dịch thuật toàn cầu CPU - 0782028188 nhận dịch thuật đa ngôn ngữ các loại tài liệu cho các cá nhân, doanh nghiệp, công ty đảm bảo nhanh, chính xác, chuyên nghiệp, giá rẻ nhất tại Quảng Ninh.

Yêu Cầu Báo Giá Nhanh

Hỗ trợ dịch thuật

Công chứng viên - Hỗ trợ hợp thủ tục yếu tố nước ngoài - 0986336128

Hỗ Trợ Dịch Thuật - 0782028188

Hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự - 0782028188